Việc phân loại rác thải sinh hoạt (RTSH) đóng vai trò quan trọng góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại, nguy hiểm. Phân loại và tái chế đúng cách góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho thu gom và xử lý rác thải.
Việc phân loại rác thải sinh hoạt (RTSH) đóng vai trò quan trọng góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại, nguy hiểm. Phân loại và tái chế đúng cách góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho thu gom và xử lý rác thải.
HộiLHPN xã trao tăng,hướng dẫn quy trình quản lý và kỹ thuật trong phân loại thu gom, xử lý rác thải trong sinh hoạt
Việc phân loại rác thải sinh hoạt đóng vai trò quan trọng góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại, nguy hiểm. Phân loại và tái chế đúng cách góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho thu gom và xử lý rác thải.
Trong thời gian vừa qua hội LHPN xã Cẩm Lộc đã luôn động viên các chị em hội viên phân loại rác thải tại hộ gia đình ,cụ thể đã cắm biển hai mô hình nhà sạch vườn đẹp,giúp 98 hộ tại 3 thôn là Nam Phong ,Minh Lộc Và Tân Trung Thủy ,vinh lộc phân loại rác thải tại hộ gia đình góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Mỗi hộ gia đình thực hiện phân loại rác cần có 2-3 thùng, giỏ phân loại trở lên. Có thể dùng các loại vật dụng đựng khác như xô chậu cũ, thùng sơn, thùng phuy…
Trên các thùng phân loại rác cần dán các loại nhãn phân loại để cho người thực hiện dễ dàng phân biệt các thùng chứa các loại rác khác nh.
Sau khi phân loại và trước khi đưa rác ra điểm tập kết cần dán tem lên các túi rác trên nhãn phải ghi đầy đủ các thông tin: Tên hộ, địa chỉ, loại rác, ngày thángRTSH được phân thành 3 nhóm chính như sau:
- Rác dễ phân hủy: gồm rác thải có nguồn gốc từ thực phẩm, rác làm vườn, đây là loại rác dễ phân hủy gồm: thức ăn thừa; rau, củ, quả, bã trà, bã cà phê, xương cá, thịt, cành, hoa, lá, cây, cỏ…được cho vào giỏ đựng "RÁC DỄ PHÂN HỦY"
- Rác khó phân hủy: là rác thải vô cơ không có khả năng sử dụng và tái chế, gồm: thủy tinh (bóng đèn, cốc, chai lọ vỡ), sành sứ vỡ, xỉ than, vỏ sò, đồ da, cao su...được cho vào giỏ “RÁC KHÓ PHÂN HỦY"
- Rác tái chế: là các loại rác có thể sử dụng lại hoặc tái chế, gồm: giấy, bìa các tông, kim loại (khung sắt, máy móc hỏng, vỏ lon...), đồ nhựa hư hỏng, túi ni lông...được cho vào giỏ đựng “RÁC TÁI CHẾ”
Lưu ý:- Không được đốt rác tại hộ gia đình, khu dân cư tránh phát thải khí ô nhiễm.
- Rác thải nguy hại như Pin, bình ắc quy, dầu nhớt.... cần được thu gom riêng, không được bỏ vào túi rác hoặc xả ra môi trường.
- Túi chứa hoặc thùng chứa chất thải được dán tem nhận biết, bao gồm các thông tin: loại rác, tên chủ hộ, địa chỉ, ngày tháng năm phát sinh rác thải.
Đối với các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng phân hữu cơ để làm vườn, nên thu gom rác hữu cơ để xử lý tại chỗ làm phân bón. Cách xử lý như sau:
- Xây bể ủ rác chia làm 2 ngăn theo thiết kế, có nắp đậy, mái che để tránh nước mưa chảy vào hố: hằng ngày cho rác hữu cơ vào hố ủ phân (có thể gom thêm chất thải trồng trọt và chăn nuôi), xử lý bằng chế phẩm sinh học giúp nhanh hoai và hạn chề mùi hôi. Sau 28-30 ngày rác thải đã được phân hủy hoàn toàn. Sau khi hoai đẩy lớp phía dưới sang ngăn thứ 2 để trữ làm phân bón.
- Hộ dân đã có hố chứa phân chăn nuôi có thể tận dụng các hố này để ủ rác thải cùng với chất thải chăn nuôi và rác thải khác.