Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa bà con Nhân dân!
1. Tóm tắt về lịch sử truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vai trò của Mặt trận trong thời kỳ mới
Cách đây 93 năm, ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành "Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế đồng minh" - hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là MTTQ Việt Nam, đánh dấu sự phát triển về chất của phong trào yêu nước, của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Từ đó, với mỗi giai đoạn cách mạng, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đã có những hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, đó là: Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936), Mặt trận Dân tộc thống nhất Phản đế Đông Dương (1939), Mặt trận Việt Minh (1941), Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam(1946), Mặt trận Liên Việt (1951), MTTQ Việt Nam (1955), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hoà bình Việt Nam (1968) và MTTQ Việt Nam từ 1977 đến nay. Dù ở giai đoạn nào, với hình thức tổ chức và tên gọi nào thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng luôn làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình là đoàn kết, tập hợp mọi người Việt Nam yêu nước vì mục tiêu chung của cách mạng, của Đảng, của dân tộc.
Trải qua 93 năm ra đời và phát triển, cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam qua từng thời kỳ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã không ngừng được củng cố, mở rộng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã có những cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc, trở thành một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục củng cố, tăng cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; động viên Nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, phát huy mọi nguồn lực góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền quốc gia trong tình hình mới, nhất là chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc; Mặt trận phát huy vai trò của các tổ chức thành viên và các tầng lớp nhân dân tham gia giám sát và phản biện xã hội; mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường đoàn kết quốc tế, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ nêu trên.
Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Thực hiện và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2019-2024, về tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lập thành tích chào mừng đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029; tăng cường củng cố liên minh chính trị, xây dựng và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tăng cường đồng thuận xã hội, thúc đẩy tinh thần thi đua sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, giữ vững hòa bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc của các tổ chức thành viên và các tầng lớp Nhân dân, mở rộng hoạt động đối ngoại Nhân dân, tăng cường đoàn kết quốc tế, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ nêu trên.
 Từng bước giúp Nhân dân ổn định cuộc sống, vượt qua các khó khăn, MTTQ Việt Nam các cấp vận động Nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, quyết tâm thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ về tinh thần, vật chất, từng bước ổn định cuộc sống.
2. Tuyên truyền về Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Ngày 1/8/2003, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Nghị quyết số 04 về việc tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc" và quyết định lấy ngày 18/11 hàng năm làm ngày tổ chức Ngày hội đại đoàn kết ở khu dân cư nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới. Từ đó đến nay, hàng năm, đến ngày 18/11, Mặt trận các cấp đã đề ra chương trình, nội dung mới và các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng nhằm ôn lại truyền thống lịch sử của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, đồng thời tổng kết một năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống Văn hóa ở khu dân cư”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; biểu dương các điển hình tiêu biểu thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở cộng đồng dân cư, trọng tâm là góp phần tăng cường đoàn kết, tập hợp, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao vai trò của Mặt trận trong thời kỳ mới, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên lần thứ 32.
Đến nay, việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư đã trở thành sinh hoạt xã hội rộng rãi ở từng cộng đồng dân cư trong cả nước nói chung và huyện Cẩm Xuyên nói riêng. Ngày hội đại đoàn kết đã tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thông qua ngày hội, các nét văn hóa đặc sắc của các tầng lớp dân cư, các dân tộc trên địa bàn sẽ tiếp tục được bảo tồn và phát huy. Thêm vào đó là tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt các phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Xây dựng văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng các gia đình điển hình có “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”… Cùng với việc xây dựng nếp sống mới là việc đấu tranh chống lại các hủ tục lạc hậu: mê tín, dị đoan. Xóa bỏ dần những tệ nạn trong xã hội như: rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, ma túy, mại dâm, đánh bạc…Ngày hội đại đoàn kết dân tộc góp phần động viên các tầng lớp Nhân dân phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.
Những hoạt động cụ thể của ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư là những yếu tố quan trọng, thiết thực góp phần nâng cao đời sống của Nhân dân. Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận không nhỏ quần chúng Nhân dân được cải thiện, lối sống được lành mạnh hóa. Thông qua ngày hội, nhiều khu dân cư đã sáng tạo ra các hình thức giúp đỡ nhau như: chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở mang ngành nghề, giải quyết việc làm, thành lập các tổ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp nhau về vốn, giống cây trồng, vật nuôi…
Ngày hội đại đoàn kết dân tộc góp phần tích cực xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể Nhân dân ngày càng vững mạnh.
Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư tạo điều kiện cho việc phát huy quyền làm chủ trực tiếp của Nhân dân, góp phần thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo ra được một môi trường gắn bó, thân thiết, gần gũi giữa Đảng với Nhân dân. Giúp Đảng lắng nghe được những nguyện vọng, những phản ánh của Nhân dân trong cuộc sống. Từ đó góp phần giúp Đảng ngày càng hoàn thiện hơn nữa phương thức lãnh đạo.
Ngoài phần lễ thì hầu hết các Khu dân cư đều tổ chức bữa cơm đại đoàn kết thực sự ấm cúng, nghĩa tình
 3. Tóm tắt về lịch sử, truyền thống của cộng đồng dân cư nơi tổ chức Ngày hội (ngắn gọn trong khoảng 5 – 7 dòng)
- Khái quát, ngắn gọn về lịch sử hình thành, phát triển của địa phương, cộng đồng dân cư……………………
 - Truyền thống sinh hoạt, văn hóa tốt đẹp của địa phương, cộng đồng dân cư…………………
4. Tuyên truyền, biểu dương các tập thể, hộ gia đình, cá nhân tích cực hưởng ứng xây dựng địa phương, cộng đồng dân cư
- Thời gian qua, hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, nhiều địa phương, cộng đồng dân cư có nhiều cách làm sáng tạo; nhiều mô hình được xây dựng có hiệu quả; huy động tiềm năng, sức sáng tạo, tinh thần tự nguyện tham gia của các tầng lớp Nhân dân, đoàn viên, hội viên khắc phục khó khăn, đóng góp các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân đã tích cực chung sức, đồng lòng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid- 19, đóng góp xây dựng quê hương, thôn xóm......
- Thông qua các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều tập thể, hộ gia đình, cá nhân tiêu biểu như:
+ Khu dân cư, Chi hội:.........................................................................................
+ Gia đình ông (bà):.............................................................................................
+ Cá nhân: ...........................................................................................................
(Ghi nhận thành tích và thông báo hình thức khen thưởng phù hợp).
+ Có nhiều hộ gia đình đã nổ lực vượt khó vươn lên thoát nghèo, tham gia hoạt động tích cực cùng cộng đồng dân cư..............................................
5. Tuyên truyền các hoạt động tổ chức trong Ngày hội
 Để hướng tới Ngày hội hôm nay, Khu dân cư đã tổ chức thăm và tặng quà các gia đình chính sách, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ Mặt trận qua các thời kỳ; thăm hỏi, động viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế; xây dựng, khánh thành Nhà đại đoàn kết, công trình dân sinh ở cộng đồng; trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh, chỉnh trang khu dân cư sạch, đẹp; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, sinh hoạt cộng đồng; chung tay xây dựng NTM, đô thị văn minh như:………………...
Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư hằng năm đã, đang và sẽ ngày càng mở rộng và không ngừng được phát huy phong phú và đa dạng cả về hình thức tổ chức lẫn nội dung. Trách nhiệm của mỗi người dân chúng ta là cần phải tiếp tục phát huy cao độ sức mạnh đoàn kết tại địa phương để từ đó tạo nên nguồn sức mạnh chung, to lớn của cả cộng đồng, tạo động lực mạnh mẽ để sớm thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 115.903
Trong năm: 14.779
Trong tháng: 12.925
Trong tuần: 7.257
Trong ngày: 679
Online: 19