Sáng ngày 21 tháng 09 năm 2023, UBND xã Cẩm Lộc phối hợp với Trung tâm ứng dụng KHKT và BVCTVN tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chim vây vàng quy mô công nghiệp trong ao đầm nước mặn lợ.* Thành phần tham gia tập huấn:- Ở huyện: Đ/c Nguyễn Thị Như Quỳnh - Cán bộ trung tâm, cùng các đ/c trong trung tâm ứng dụng KHKT và BVCTVN.- Ở xã: Đại diện thường trực Đảng ủy, Lãnh đạo UBND xã; Cấp phó các tổ chức chính trị xã hội; Cán bộ khuyến nông, thú y xã.-Ở thôn: Bí thư, thôn trưởng các thôn; Chi hội trưởng, phó các chi hội nông dân, phụ nữ các thôn; Các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã.
Đ/c Trương Thị Như Quỳnh - Cán bộ trung tâm ứng dụng KHKT và BVCTVN lên lớp truyền đạt kiến thức kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chim vây vàng
KỶ THUẬT NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG THƯƠNG PHẨM TRONG AO
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) thuộc loài cá rộng muối, có thể sinh sống ở độ mặn từ 3 -33‰, dưới 20‰ cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện độ mặn cao tốc độ sinh trưởng của cá chậm; có khả năng thích nghi với nước ngọt bằng cách thuần hóa độ mặn từ từ, sự thay đổi độ mặn đột ngột sẽ gây cá chết hàng loạt.
Cá có thể nuôi trong ao đất, ao lót bạt hoặc lồng. Hiện nay, nguồn giống cá chim vây vàng tại Việt Nam đã ổn định do đã chủ động được công nghệ sản xuất giống nhân tạo nên rất thuận lợi cho người nuôi thương phẩmI.
Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cá chim vây vàng
1. Đặc điểm hình thái ngoài
Cá chim vây vàng có thân hình trứng, hơi dẹp, chính giữa lưng hình cung. Màu sắc sáng bạc, nhưng thông thường được phủ lớp vàng cam, đặc biệt đối với những cá thể kích thước lớn hơn. Vây hậu môn màu cam tối và mép thuỳ đuôi có màu hơi nâu. Đầu tròn ở phía trước. Vây lưng đầu tiên có 6 gai, vây thứ 2 có 1 gai và 18- 20 tia vây. Vây hậu môn chia ra 2, mỗi bên 1 gai và 16 -18 tia vây. Vây đuôi phân thuỳ rất sâu. Miệng nhỏ xiên, xương hàm trên lồi ra, hàm trên và hàm dưới có răng nhỏ hình lông, răng phía sau dần thoái hoá.
2. Sự phân bố
Cá chim vây vàng là loài cá biển, trong tự nhiên chúng sinh sống thành từng nhóm nhỏ ở những nơi có rạn đá và san hô, vùng nước cạn ven bờ với độ sâu từ 2m đến 20 m. Ở giai đoạn nhỏ thường phân bố ở vùng đáy cát hoặc vùng cát pha bùn gần cửa sông. Ở giai đoạn này, chúng thường tập trung thành nhóm và sống đơn lẻ khi trưởng thành.
Ở mức nhiệt độ từ 16 – 360C cá vẫn phát triển bình thường, nhưng sinh trưởng tốt nhật trong khoảng 22 – 280C. Ở 10 0C và 33‰, cá chim vây vàng hầu hết chết. Như vậy, sự chịu đựng nhiệt độ dường như bị ảnh hưởng bởi độ mặn, bởi vì khi tăng hay giảm độ mặn (từ 33‰) đều gây nên sự giảm khoảng nhiệt độ mà cá có thể chịu đựng.
3. Đặc điểm dinh dưỡng
Dinh dưỡng, thức ăn của cá phụ thuộc vào nơi sống và tập tính phân bố của chúng. Ở giai đoạn ấu trùng và cá nhỏ, chúng phân bố ở vùng nước cạn ven bờ nên thức ăn tự nhiên là các loài động vật phù du và động vật đáy. Đến giai đoạn trưởng thành, cá di chuyển dần ra vùng nước sâu, xa bờ, sinh sống ở các vùng rạn đá, san hô, thức ăn của chúng là các loài nhuyễn thể và loài động vật không xương sống khác.
Các nghiên cứu về dinh dưỡng mới chỉ tập trung trên cá chim giống Florida pompano, đã xác định được cho ăn thức ăn với 34% protein có thể tiêu hóa và các mức lipid 4 hoặc 8%, đã thể hiện sự phát triển tăng so với cá ăn thức ăn với các mức lipid cao hơn hoặc thấp hơn (Williams et al. 1985).
II. Quy trình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm trong ao
- Địa điểm nuôi có hệ thống giao thông, điện thuận lợi; xa vùng dân cư, đô thị, khu công nghiệp, bệnh viện…hệ thống cấp thoát nước riêng biệt; chất đất: sét, sét pha cát (giữ được nước ao)
Nguồn nước: cần có nguồn nước tốt và đầy đủ quanh năm, thông số về lý hoá như sau:
- pH: 7.5 - 8.5 (Tối ưu 7.2 – 8.2);
- Hàm lượng ô xy hòa tan DO: ≥ 5 mg/l;
- S0/00: 10 – 300/00 (Tối ưu 15 – 250/00);
- Nhiệt độ: 20 - 32oC (Tối ưu 27 – 30oC);
- Độ kiềm: > 100mg CaCO3/l
- Độc tố Ammonia N-NH3: < 0,03 mg/l;
- Độc tố Nitrite N-NO2: < 0,2 mg/l;
- Độ trong: 40 – 60 cm.
Thuỷ triều: Vùng nuôi nên có biên độ triều từ 2 - 3 m, để có thể thay tháo nước dễ dàng, tránh nơi có độ phèn cao
Ngoài ra, những yếu tố khác cũng cần được xem xét như khả năng về giống, lao động, trợ giúp kỹ thuật, thị trường và điều kiện xã hội.
2. Thiết kế xây dựng ao
Ao nuôi thường có dạng hình chữ nhật, diện tích từ 2.000 m2 đến 5.000 m2, sâu 1.5 - 1.8 m, cống cấp và cống thoát riêng, đáy dốc về phía cống thoát;
Hình thức nuôi: hiện nay chủ yếu là nuôi đơn (hình thức nuôi một đối tượng) hệ thống nuôi này có một điểm bất lợi là nó hoàn toàn phụ thuộc vào việc cho ăn bổ sung. Sử dụng thức ăn bổ sung sẽ làm lợi nhuận giảm đến mức tối thiểu, đặc biệt ở những nơi có nguồn cá tươi hạn chế và đắt. Ao nuôi đơn cần phải cho ăn thức ăn công nghiệp hàng ngày.
3. Cải tạo ao và gây màu nước
3.1 Đối với ao nuôi cũ:
- Tháo cạn nước ao, vét bùn đáy, tu sửa bờ, các cống cấp , thoát nước, san đáy ao dốc về cống thoát, đầm nén kỹ bờ ao hoặc lót bạt để chống xói lở và hạn chế rò rỉ nước. Rào lưới quanh ao để tránh các loài ký chủ trung gian gây bệnh từ bên ngoài như cua, còng, rắn…;
- Bón vôi bột với lượng 100 - 200 kg/1.000 m2 (ao chua phèn, pH đất<4 có thể dùng đến 300 - 400 kg/1.000 m2);
- Bừa kỹ để vôi ngấm vào đáy để diệt hết tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp còn sót lại, diệt khuẩn trong bùn, giải độc (kim loại nặng H2S và trung hòa pH). Đối với ao lót bạt chỉ cần vệ sinh và khử trùng
- Phơi đáy ao từ 1 - 2 tuần.
3.2 Đối với ao nuôi mới:
- Ao sau khi mới xây xong cần thay chua 2 - 3 lần sau đó căn cứ vào nồng độ pH của đất để bón vôi cải tạo với lượng 100 - 200 kg/1.000 m2
3.3 Xử lý nước:
- Lấy nước vào ao qua túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ rác, ấu trùng cua, còng, ốc, côn trùng.... Để lắng 3 – 4 ngày;
- Khi mực nước trong ao đạt 1 - 1,2 m, chạy quạt nước liên tục trong 2 – 3 ngày để kích thích trứng cua, còng, ốc, côn trùng...nở thành ấu trùng;
- Diệt tạp, diệt khuẩn nước trong ao vào buổi sáng (8h) hoặc buổi chiều (16h) bằng Chlorine nồng độ 20 – 30 ppm (20 – 30 kg/1.000 m3 nước) hoặc những chất diệt tạp có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (không dùng thuốc bảo vệ thực vật và các chất cấm);
- Quạt nước liên tục trong 7- 10 ngày để phân hủy dư lượng Chlorine;
* Lưu ý: không lấy nước vào ao khi: nước bên ngoài có nhiều váng bọt, màng nhầy, nhiều phù sa; nguồn nước nằm trong vùng có dịch bệnh; nước có hiện tượng phát sáng vào ban đêm.
3.4 Gây màu nước:
Hiện nay chủ yếu gây màu nước bằng chế phẩm vi sinh (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) để phân hủy mùn bã hữu cơ lơ lửng, xác tảo chết tích tụ do dùng hóa chất diệt khuẩn trước đó, tạo nguồn vi khuẩn có lợi giúp môi trường nuôi ổn định. Khi màu nước trong ao chuyển sang màu của tảo khuê (vàng hay nâu nhạt), độ trong đạt 40 – 60 cm thì tiến hành thả giống.
Hoặc, gây màu nước bằng cách dùng dịch chiết cá tạp (dùng cá tạp tươi trộn với 2% vôi sống cho vào bể ủ kín, sau hai tháng thì lấy dịch chiết ra dùng), liều lượng 1 lít/20 m3 nước.
* Lưu ý:Đối với những ao khó gây màu nước, hay màu nước không bền nên bổ sung thêm các thành phần khoáng, Silic để giữ màu nước trong ao nuôi; không dùng phân vô cơ để gây màu nước
4. Chọn và thả giống
- Nguồn gốc cá giống: nên chọn mua cá giống được sản xuất nhân tạo từ những cơ sở sản xuất giống có uy tín, nguồn gốc truy xuất rõ ràng, chất lượng cá bố mẹ và cá giống tốt và đã qua kiểm dịch.
- Cỡ cá giống: cá giống nuôi thương phẩm từ 6 – 8 cm
- Chất lượng cá giống: cá có kích cỡ đồng đều, không dị tật, dị hình, cá khỏe mạnh đã ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp và đã được thuần hóa phù hợp môi trường ao nuôi.
- Mùa vụ thả giống: tại Hà Tĩnh nên thả vào tháng 3 - 4 hàng năm
- Thả giống: chọn thời điểm trời mát (sáng sớm hoặc chiều mát); loại bỏ những con yếu, bị xây xát. Thả vào đầu chiều gió, trước khi thả đưa túi cá giống xuống ao trong vòng 5 - 10 phút cho cá thích ứng dần với môi trường nước sau đó mở túi thả cho cá giống ra từ từ.
- Mật độ thả: 1 - 3 con/m2 (tùy vào điều kiện cụ thể của từng ao nuôi, thị trường tiêu thụ, khả năng đầu tư, trình độ kỹ thuật của chủ hộ mà định ra mật độ nuôi cho thích hợp).
5. Thức ăn và cách cho ăn
- Thức ăn viên dạng nổi
- Loại chuyên dùng cho nuôi cá biển.
- Hàm lượng protein 40 - 45%, hàm lượng lipid 12 - 15%.
- Không sử dụng thức ăn có chất lượng kém, thức ăn bị ẩm mốc, hết hạn sử dụng...
- Hiện nay, có một số loại thức ăn nuôi cá biển, cá chim vây vàng như: De Heus, Nutreco, Ocialis, Ewos, Tomboy, UP…
Khối lượng (g/con) | Cỡ viên thức ăn (mm) | Khẩu phần ăn (% khối lượng cá/ngày) | Số bữa/ngày | Giờ cho ăn |
2 – 5 | 0,5 – 1 | 8 | 3 | 6, 14, 18 |
5 – 10 | 1 – 2 | 8 | 3 | 6, 14, 18 |
10 – 120 | 2 – 4 | 8 | 2 | 7 – 8 và 17 - 18 |
120 - 250 | 4 – 6 | 4 | 2 | 7 – 8 và 17 - 18 |
250 – 480 | 6 – 8 | 3 | 2 | 7 – 8 và 17 - 18 |
480 – 650 | 8 – 10 | 2,5 | 2 | 7 – 8 và 17 - 18 |
650 – 1.000 | 10 – 12 | 2,5 | 2 | 7 – 8 và 17 - 18 |
- Thức ăn được cho vào khung nhựa hoặc tre, gỗ để quản lý, theo dõi thức ăn hàng ngày của cá.
- Cho cá ăn tuân thủ theo 4 định (định lượng, định lần, định thời gian, định vị trí).
- Sử dụng kích cỡ hạt phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá.
- Vào những ngày nhiệt độ nước dưới 220C hoặc trên 320C giảm 50% lượng thức ăn; những ngày nhiệt độ nước dưới 170C hoặc trên 360C, cho cá nhịn ăn.
- Bổ sung vitamin C hàng tuần và vào các ngày có sự biến động bất lợi về thời tiết hoặc chất lượng nước suy giảm với liều lượng: 5 g/1 kg thức ăn.
- Trước khi cho ăn tạo tiếng động để tập trung đàn cá vào điểm cho ăn. Cho cá ăn tại một hoặc vài điểm trong ao nhưng rải thức ăn ở phạm vi rộng.
6. Chăm sóc và quản lý
5.1 Chất lượng nước: thường xuyên được duy trì các thông số:
- pH: 7.5 - 8.5 (Tối ưu 7.2 – 8.2);
- Hàm lượng ô xy hòa tan DO: ≥ 5 mg/l;
- S0/00: 10 – 300/00 (Tối ưu 15 – 250/00);
- Nhiệt độ: 20 - 32oC (Tối ưu 27 – 30oC);
- Độ kiềm: > 100mg CaCO3/l
- Độc tố Ammonia N-NH3: < 0,03 mg/l;
- Độc tố Nitrite N-NO2: < 0,2 mg/l;
- Độ trong: 40 – 60 cm.
Theo dõi chất lượng nước thuỷ triều và chất lượng nước trong ao để tiến hành thay nước. Hàng tháng thay 20 - 30 % lượng nước ao nuôi. Đảm bảo mực nước ao luôn ở mức >1,5m.
5.2 Quạt nước: nhu cầu o xy của cá chim cao nên cần đầu tư hệ thống quạt nước và sục khí để đảm bảo lượng ô xy trong suốt quá trình nuôi; ngoài việc cung cấp ô xy còn có tác dụng tạo dòng chảy, khuấy đảo nước giúp phân tán lượng ô xy hòa tan đồng đều, giải phóng lượng khí độc ở đáy ao, giúp nước trong ao không bị phân tầng nhiệt độ.
5.3 Bón vi sinh: sử dụng chế phẩm vi sinh để duy trì chất lượng nước trong ao nuôi, giúp duy trì và ổn định hệ vi sinh vật có lợi, phân hủy vật chất hữu cơ, xác tảo, thực vật chết, chất thải của cá, thức ăn dư thừa...trong ao nuôi. Định kỳ 10 – 15 ngày/lần bổ sung vi sinh, liều lượng tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đồng thời, dựa vào thông số chất lượng nước của ao nuôi (Đặc biệt là NH3 và NO2- ) để điều chỉnh liều lượng và tần suất.
7. Phòng và trị bệnh thường gặp
7.1 Phòng bệnh
- Sử dụng cá giống có nguồn gốc rõ ràng, đã qua sàng lọc, đảm bảo cá giống không bị nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh hoại tử thần kinh VNN;
- Kiểm soát nghiêm ngặt việc cấp, xả nước để tạo điều kiện môi trường nước cho ao nuôi, các chỉ số chất lượng nước ao nuôi luôn ở ngưỡng thích hợp;
- Sử dụng thức ăn công nghiệp, không sử dụng thức ăn cá tạp vì dễ ô nhiễm tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh phát triển;
- Cung cấp đầy đủ lượng thức ăn, bổ sung Vitamin C;
- Nếu xuất hiện cá chết cần vớt ra khỏi ao và chôn lấp với vôi bột đồng thời báo ngay với cơ qua chức năng có trình độ chuyên môn để có phương án xử lý.
7.2 Trị bệnh
Cá chim vây vàng thích hợp cho nuôi lồng biển và ao đầm nước mặn, lợ. Trong quá trình nuôi, đã xuất hiện nhiều loại bệnh, làm cá chết từ rải rác đến hàng loạt. Do vậy, người nuôi cần cập nhật các thông tin về bệnh để phòng, trị kịp thời.
1. Bệnh do vi khuẩn
- Nguyên nhân: bệnh do vi khuẩn Vibrrio sp và Vibrrio anguillarum gây ra.
- Dấu hiệu bệnh lý: cá nhiễm bệnh thường bỏ ăn, chết rải rác, bụng trương to ra, thức ăn không tiêu; cá hoạt động kém, bơi chậm chạp, màu sắc của cá chuyển từ nâu sang xám đen. Bệnh xuất hiện ở giai đoạn cá giống và nuôi cá thương phẩm ở mật độ cao khi nước nhiễm bẩn.
- Biện pháp phòng trị: nước luôn phải sạch, không ô nhiễm; thức ăn của cá nên được bổ sungVitamin Cđể tăng sức đề kháng. Khi phát hiện cá bị bệnh cần thay nước liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 50% lượng nước và trộn thuốc kháng sinh Tetracycline vào thức ăn với liều lượng 3 – 5g/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày một lần vào buổi sáng.
2. Bệnh đốm trắng nội tạng
- Nguyên nhân: bệnh do vi khuẩn Nocardia sp
- Dấu hiệu bệnh lý: cá nhiễm bệnh thường bỏ ăn, xuất hiện nhiều vết phồng rộp nhỏ dưới da, sau đó vỡ tạo nên các điểm thương tổn nhỏ màu nâu. Mang cá xuất hiện nhiều dịch nhầy cùng các vùng thương tổn và hạt nhỏ màu trắng đục. Phía trên xương sống xuất hiện một số khối u làm xương sống bị vẹo gây dị dạng cho cá. Quan sát trong ổ bụng của cá thấy xuất hiện các hạt trắng nhỏ ở thận, lá lách và gan; bệnh thường gặp ở cá trong giai đoạn đầu thả nuôi (cỡ cá từ 6 – 10 cm), xuất hiện ở thời điểm mùa mưa (tháng 7, 8), tỷ lệ cá chết lên đến 50%.
- Biện pháp phòng, trị: thả cá mật độ vừa phải (nuôi ao 1 – 2 con/m2, lồng 3 – 5 con/m3). Đối với ao nuôi cần cải tạo ao kỹ và xử lý nước trước khi thả cá, duy trì độ mặn >10%o trông quá trình nuôi. Thay nước và bón vôi định kỳ hàng tháng với liều lượng 20 kg/1.000 m3 nước. Cung cấp đầy đủ lượng thức ăn, tránh dư thừa. Khi phát hiện cá bị bệnh thay 30 – 50% nước hàng ngày, giảm 50% lượng thức ăn; dùng kháng sinh Clindamycin (thuốc thú y) trộn với thức ăn với liều lượng 4 – 5g/kg cá, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
3. Bệnh do ký sinh trùng
- Nguyên nhân: bệnh do trùng Cryptocaryon, trùng bánh xe, trùng quả dưa ký sinh trên bề mặt thân, mang, mắt và vây cá.
- Dấu hiệu bệnh lý: khi bị bệnh trên da và mang thường xuất hiện các chấm trắng nhầy, cá ngứa ngáy khó chịu, bơi chậm chạp, không định hướng, trên da và mang bị tổn thương nhiều và nhiễm trùng thường cộ mình váo các vật cứng khi bơi; khi bệnh nặng cá bị chết nhiều. Bệnh do ký sinh trùng rất nguy hiểm vì khi chúng ký sinh có thể gây chết hàng loạt cá nuôi.
- Biện pháp phòng, trị: quản lý tốt chất lượng nước trong ao nuôi, khi cá bị bệnh có thể bắt lên tắm với formol nồng độ 50 – 100 ppm trong 10 phút (có sục khí) hoặc phun xuống ao với liều lượng 7 – 8 ppm, liên tục trong 3 ngày (phun cách ngày)
7.2.4 Bệnh hoại tử thần kinh (VNN)
- Nguyên nhân: VNN là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi virus thuộc giống Betanodavirus họ Nodaviridae, có kích thước nhỏ 25 nm đến 30 nm.
Dấu hiệu bệnh lý: cá có biểu hiện thần kinh như bơi lội không bình thường (bơi vòng tròn, bơi ngửa, bơi hỗn loạn không định hướng…), bỏ ăn, da tối màu, trương bóng hơi và tỷ lệ chết lớn. Giai đoạn cấp tính thường xuất hiện tại các trại ương giống ấu trùng (từ 10 - 25 ngày tuổi). Cá chết và hấp hối hầu hết bóng hơi trương phồng, có sự xung huyết trong. Cá bệnh hoạt động yếu, đầu nổi trên mặt nước hoặc nằm dưới đáy ao, bể hoặc lồng. Triệu chứng tăng dần khi cả quần đàn nhiễm bệnh. Cá chết sau khoảng từ 3 - 5 ngày sau khi có dấu hiệu bệnh. Trong lồng, cá lớn (trên 150 g) bị bệnh VNN có ít triệu chứng hơn và tỷ lệ chết giảm. Cá thường chuyển màu đen và bơi chậm chạp với bóng hơi trương phồng và có thể hoặc không có vết bệnh ở đầu. Giải phẫu cơ quan nội tạng bình thường và ruột không có thức ăn.
- Biện pháp phòng, trị: ở Việt Nam hiện nay bệnh VNN có gần như quanh năm và bùng phát mạnh từ tháng 5 - 10, đặc biệt khi mưa nhiều. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của bệnh là 25ºC - 30ºC, tỷ lệ chết lên đến 100%. Virus gây bệnh VNN ngoài lây truyền theo chiều dọc (từ mẹ sang con) còn có thể lây truyền theo trục ngang như qua dòng nước, lây truyền từ cá thể bị bệnh sang cá thể khỏe mạnh trong cùng một bể, chúng có thể lây lan qua các dụng cụ vận chuyển cá và các sản phẩm từ cá bị nhiễm virus từ nơi này đến nơi khác. Do đó, để hạn chế thiệt hại do VNN cần lựa chọn con giống từ cá bố mẹ không mang virus VNN, sát trùng bể ương, dụng cụ bằng Chlorine và rửa sạch lại trước khi sử dụng.
Hiện nay, chưa tìm được thuốc trị bệnh do virus gây ra, vì vậy cần áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp để hạn chế sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh hoặc có thể sử dụng vaccine để phòng bệnh VNN.
8. Thu hoạch.
Sau 8 - 10 tháng nuôi có thể thu hoạch cá với cỡ thương phẩm từ 600 - 800 g/con.
Trước khi thu hoạch 1 ngày không cho cá ăn; trường hợp thu cá một lần: hạ mức nước xuống còn 0,5 m và kéo lưới thu toàn bộ. Trường hợp thu tỉa: hạ mức nước vừa đủ, kéo lưới thu một phần cá sau đó cấp nước vào ao như cũ.
Lưu ý: Đây là loài vận động mạnh, ngưỡng ôxy cao do đó không nên thu hoạch cá khi mặt trời chưa lên (trước 8 h) hoặc trời âm u hoặc lúc nắng to./.