Cẩm Lộc là một xã ven sông thuộc huyện Cẩm Xuyên, có đường Quốc lộ 1A chạy qua.
- Phía Đông giáp xã Cẩm Trung và xã Cẩm Lĩnh
- Phía Tây giáp xã Cẩm Hà
- Phía Nam giáp xã Cẩm Lạc
- Phía Bắc giáp thị trấn Thiên Cầm, phân cách bởi đoạn cuối của sông Ngàn Mọ chạy ra cửa Nhượng.
Có diện tích đất tự nhiên 621,28ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp gần 200ha, còn lại là đất sông ngòi, ao hồ, bãi biển ngập nước.
- Dân số 1.415 hộ với 5028 nhân khẩu; có 52% người dân theo đạo Thiên Chúa. Dân cư được phân bố trên 5 đơn vị thôn.

trụ sở ủy ban nhân dân xã Cẩm Lộc

Trụ sở ủy ban nhân dân xã Cẩm Lộc

Trước đây Cẩm Lộc thuộc xã Trung Lạc của Tổng Lạc Xuyên huyện Cẩm Xuyên. Đến tháng 12 năm 1954 xã Trung Lạc được chia thành ba xã Cẩm Trung- Cẩm Lộc- Cẩm Lĩnh. Xã Cẩm Lộc được chia thành 3 làng (làng Cầu Thượng Dưới; làng Quèn Đông; làng Cát Vàng) gồm 9 xóm(làng Đông Phong, Nam Phong, Trung Phúc, Đông Vinh, Đông Lộc, Nam Lộc, Tân Tiến, Trung Hà).Qua nhiều giai đoạn lịch sử hiện nay xã Cẩm Lộc được chia thành 5 thôn.
Đời sống nhân dân xã Cẩm Lộc cũng như bao miền quê khác ở Cẩm Xuyên luôn đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, phong tục tập quán đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, đó là hò ví, đua thuyền, đánh cờ người,... Có một số đền, miếu và nhà thờ Đạo Thiên Chúa. Ngoài việc làm nông còn tham gia nhiều nghề phụ khác, trong quá trình lao động, sản xuất các phong trào ca hát, thể dục thể thao đã làm cho con người nơi đây thêm yêu quê hương, cuộc sống.

 

Với truyền thồng đấu tranh cách mạng của dân tộc, người Cẩm Lộc luôn coi trọng việc Quốc sự nên đã lập nhiều đền thờ như: Quán Nghè, miếu Quán Tính, đình Cửa Rào để tỏ lòng ghi nhớ công ơn các vị quan giúp việc cho nước, cho dân. Các làng cũng đã lập bàn thờ thần tổ như Miếu Tam Hòa, miếu Đình Quèn, miếu Cột Nanh, đình Cửa Trùa để tế thần Nông nhằm để cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, làm ăn được mùa, con người, loài vật đước khỏe mạnh. Tại xứ Quèn Đông và giáo họ Cát Vàng, giáo dân tổ chức xây hai nhà thờ Đạo Thiên Chúa để phục vụ việc kinh, lễ và nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân vùng giáo. Sau cải cách ruộng đất, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà Nước chống mê tín, dị đoan, hàng năm không tổ chức tế lễ, không tu bổ, nâng cấp, cùng với thời gian các công trình bị hư hỏng, một số bị đập phá, một số do chiến tranh phá hoại của đế Quốc Mỹ nên các đền, chùa chỉ còn lại vết tích, không còn nguyên vẹn.

Chi bộ Đảng Quèn Đông được thành lập vào tháng 6 năm 1930(tiền thân của chi bộ xã Trung Lạc) Chi bộ Đảng xã Cẩm Lộc được thành lập vào tháng 12 năm 1954 sau khi chia tách xã Trung Lạc thành 3 xã Cẩm Trung- Cẩm Lộc- Cẩm Lĩnh đảng số có 76 đồng chí đến nay có 224 đảng viên sinh hoạt tại 5 chi bộ thôn, 1 chi bộ quân sự, 2 chi bộ Trường học, 1 chi bộ công an.
Trong hai cuộc kháng chiến chống  thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Đảng bộ và nhân dân xã Cẩm Lộc đã có 223 người đi bộ đội, 20 TNXP,93 người đi dân công hỏa tuyến. Trong đó có 56 liệt sỹ đã hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc giải phóng dân tộc 36 người là Thương bệnh binh 18 người bị nhiễm chất độc da cam. Hiện nay tiếp nối truyền thống cha ông  con em Cẩm Lộc tiếp tục lên đường nhập ngũ bảo vệ tổ quốc hàng năm đạt 100% chỉ tiêu.
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Cùng với sự đồng sức, đồng lòng năm 2019 xã Cẩm Lộc xây dựng thành công xã nông thôn mới. Hiện nay trong công cuộc đổi mới của đất nước Cán bộ đảng viên và nhân dân trên toàn xã nhà tiếp tục phát huy truyền thống  quê hương .Đã và đang hăng hái thi đua lao động sản xuất phát triển kinh tế xã hội giữ vững chính trị an ninh quốc phòng. Phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới nâng cao. Quyết tâm xây dựng quê hương Cẩm Lộc ngày càng giàu đẹp văn minh đời sống của nhân dân ngày càng ấm no hạnh phúc.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 112.772
Trong năm: 11.648
Trong tháng: 9.952
Trong tuần: 6.795
Trong ngày: 659
Online: 23